Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của người nơi mà Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm.Hệ thống Di tích Tây Yên Tử có giá trị nổi bật trên nhiều phương diện, gắn với sự hình thành và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII.
Ngôi chùa Vĩnh Nghiêm – đây là nơi phát tích Tam tổ phái thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam, nơi đây còn lưu giữ bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những ván kinh có từ cách đây 700 năm, là kho sách vô cùng quý giá – được người xưa gọi là mộc thư khố.
Đền mẫu Đà Hy – Đây là ngôi đền cổ, nơi tôn thờ các vị tướng soái và công chúa thời Trần đã có nhiều công lao với dân tộc. Người được thờ ở đền là Trần Tuấn Sơn, Phu nhân và con gái là Hoàng Cô công chúa.